Các lưu ý khi chế biến và ăn sứa biển bạn cần ghi nhớ

Sứa là loài nhuyễn thể thân mềm, sống tại môi trường biển, sứa biển được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Trong sứa có chứa hàm lượng chất đạm cao, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể cũng như được dùng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu không biết cách chế biến và cách ăn, sứa biển có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng. Cùng tìm hiểu các lưu ý khi chế biến và ăn sứa biển qua nội dung bài viết sau đây.

Lưu ý khi chế biến sứa biển

Sơ chế sứa tươi

Sau khi mua sứa tươi từ biển về, bạn cần rửa sạch sứa với nhiều lần nước, mổ sứa ra để loại bỏ các chất độc tại vùng nang trâm ban của sứa. Sau đó cắt sứa thành từng miếng vừa phải, rửa sạch với nước nhiều lần cho hết nhớt, ngâm thịt sứa trong nước muối pha phèn chua. Trong quá trình ngâm nên thay nước thường xuyên. Hoặc bạn có thể ngâm sứa cùng với nước lá ổi, lá lăng, củ nâu hoặc vỏ sú vẹt để tránh sứa bị tan, teo tóp, giữ được nước trong sứa. Khi thịt sứa chuyển sang màu vàng nhạt hoặc màu đỏ có thể vớt ra, để ráo bớt rồi ngâm với nước lạnh để loại bỏ muối. Vớt sứa ra cắt thành miếng vừa ăn, rửa lại bằng nước lọc hoặc ngâm qua nước gừng trước khi chế biến.

Cách chế biến sứa tươi

Sơ chế sứa khô

Sứa khô thường có độ mặn cao, thịt sứa giòn, tiện lợi nên được nhiều gia đình lựa chọn mua. Để sơ chế sứa khô bạn cần, rửa sạch, bóp kỹ sứa qua nhiều lần nước nhằm loại bỏ độ mặn cũng như các hóa chất sử dụng trong quá trình bảo quản. Ngâm sứa khoảng 30 phút đến 1 tiếng, thay nhiều lần nước để thịt sứa không còn mặn. Chần sơ sứa trong nước ấm, sau đó để thật ráo trước khi chế biến.

Những lưu ý khi chế biến và ăn sứa biển

Sứa biển là nguyên liệu dễ tìm, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế các gia đình cần hết sức lưu ý khi chế biến và ăn sứa biển để đảm bảo an toàn. Độc tố trong sứa có thể gây dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng đến người dùng. Để đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn sứa:

Những lưu ý khi chế biến và ăn sứa biển

  • Không ăn sứa tươi chưa được chế biến sạch và loại bỏ các độc tố
  • Không chế biến các món ăn từ sứa hay cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn sứa.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các xúc tu của sứa, bởi tại vùng này có rất nhiều độc tố nematocyst.
  • Không nên ăn sứa khi có tiền sử dị ứng hải sản, hoặc thường gặp ngộ độc thực phẩm, người bị lạnh bụng.
  • Người mới ốm dậy không nên ăn sứa
  • Khi sơ chế sứa nên ngâm và rửa qua nhiều lần với nước
  • Lựa chọn địa chỉ cung cấp sứa khô uy tín, chất lượng
  • Không nên ăn sứa quá nhiều trong tuần, không ăn quá nhiều trong một thời điểm.

Trên đây là một số lưu ý khi chế biến và ăn sứa biển mà chúng tôi cung cấp đến quý vị và các bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích dành cho các bà nội trợ và các gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *